Chắc hẳn một số người làm kinh doanh hoặc những người làm việc trong các chuyên ngành kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực vận tải Logistic đã nghe đến thuật ngữ CO và CQ. Tuy nhiên, những người mua hàng, người tiêu dùng, những người chịu ảnh hưởng trực tiếp và có lợi ích gắn liền với sản phẩm lại chưa thực sự có những hiểu biết về thuật ngữ này. Do đó, hôm nay NỘI THẤT SÀN GỖ xin chia sẻ bài viết này nhằm giới thiệu đến những quý khách hàng của chúng tôi chứng chỉ CO và CQ trong xuất nhập khẩu hàng hóa.
Điều đầu tiên chúng ta cần phải biết là CO và CQ là gì? Mọi người có xu hướng nhầm lẫn hai thuật ngữ này, kể cả những người làm trong ngành hải quan đôi khi cũng lầm tưởng hai chứng từ này là một. Thực tế, CO và CQ là hai chứng từ hoàn toàn khác nhau và mỗi giấy chứng nhận này cũng thực hiện những chức năng không giống nhau.
Trước tiên, CO và CQ là viết tắt của từ gì. Những thuật ngữ quốc tế chủ yếu được viết tắt theo tiếng Anh, ngôn ngữ quốc tế được tất cả các quốc gia công nhận, cho ngắn gọn và dễ gọi, dễ nhớ. CO và CQ cũng vậy, CO là Certificate of Origin tức là giấy chứng nhận xuất xứ; CQ là viết tắt của Certificate of Quality có nghĩa là giấy chứng nhận chất lượng. Khi đề cập đến nguồn gốc, xuất xứ của một loại hàng hóa nào, người tiêu dùng thường muốn biết luôn cả chất lượng của nó. Cũng có một số khách hàng chỉ cần biết xuất xứ sản phẩm là đủ, nguồn gốc đã nói lên chất lượng. Đó là cái nhìn của người tiêu dùng nhưng trong ngành xuất nhập khẩu, đặc biệt là hải quan thì hai chứng từ này là không thể thiếu. Một lô hàng có thể có 1 trong 2 loại giấy chứng nhận này nhưng thông thường một lô hàng chính hãng đạt tiêu chuẩn là phải có đầy đủ cả CO và CQ.
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO cho biết hàng hóa đó được xuất từ quốc gia nào, khu vực nào. Đó là điều kiện quan trọng để quyết định hàng hóa có đủ tiêu chuẩn để được nhập khẩu vào một quốc gia hay không và được hưởng các chế độ ưu đãi đặc biệt. Trên thực tế, mức thuế mà mỗi lô hàng nhập khẩu từ các quốc gia phải chịu là không giống nhau nên mới dẫn đến tình trạng cùng là hàng nhập khẩu nhưng có giá chênh lệch nhau.
Chẳng hạn, nếu là sản phẩm xuất đi từ các nước nằm trong khu vực ASEAN hay trong Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) sẽ phải chịu mức thuế thấp hơn so với các nước nằm ngoài khối này. Ngoài ra, đó cũng là tài liệu để áp dụng trợ giá và luật chống phá giá, để xúc tiến thương mại và thỏa thuận giữa các bên liên quan.
CQ là là giấy chứng nhận xem chất lượng sản phẩm hàng hóa có phù hợp với bên nhập khẩu và tiêu chuẩn quốc tế hay không. Hay nói cách khác, đây như một giấy đảm bảo thể hiện cam kết của bên bán với bên mua về chất lượng sản phẩm. Chất lượng hàng hóa sẽ được một bên độc lập thứ 3 kiểm định và đánh giá để mang tính khách quan nhất, và thường thì nó sẽ do cục kiểm định hải quan tiến hành.
Đây là hai chứng từ quan trọng với ngành sản xuất nói chung và sàn gỗ công nghiệp nói riêng. Với những hàng hóa thông thường và thiết yếu như gạo, bột giặt, xà phòng, dầu gội,… một số khách hàng không quá yêu cầu về CO và CQ nhưng những sản phẩm giá trị và lâu dài như sàn gỗ công nghiệp thì đa số khách hàng nên quan tâm đến các chứng từ CO và CQ để bảo vệ quyền lợi của mình. Những chứng từ này không chỉ đặc biệt cần thiết và quan trọng với bên phân phối, cung cấp và trực tiếp nhập khẩu hàng hóa như chúng tôi. Nó còn phần nào khiến cho người tiêu dùng yên tâm hơn về sản phẩm, tin tưởng và chọn mua sản phẩm vì nó chính là minh chứng cho nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm để đánh giá xem sàn gỗ có chính hãng hay không, có được kinh doanh hợp pháp hay không.
Chúng tôi hy vọng rằng qua bài viết này, các bạn đã có thể biết CO và CQ là viết tắt của từ gì và chúng quan trọng như thế nào. Nếu bạn còn điều gì chưa rõ, hãy liên hệ với chúng tôi theo số 090.686.5445 để được bổ sung thêm thông tin.
Bình luận trên Facebook